Món bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội đã hết đỗi quen thuộc với người Hà Thành và món bánh cuốn Cao Bằng hiện nay cũng đã và đang được rất nhiều thực khách “săn đón”. Dưới đây là hướng dẫn cách làm bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ cần cùng với chảo chống dính hoặc nồi tráng bánh cuốn tiện lợi.
Bạn đang đọc: Cách làm bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn “Ăn là mê”
Mục lục
- Giới thiệu về bánh cuốn Cao Bằng
- Hướng dẫn cách làm bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn
- Những chú ý trong cách làm bánh cuốn Cao Bằng
Giới thiệu về bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao bằng được ví như một thức quà giản dị của vùng cao miền sơn cước. Khác biệt hơn so với một số hương vị của món ăn khác. Bánh cuốn Cao Bằng có vị dẻo thơn cần thiết. Từng miếng bánh cuốn quấn theo hình nem với topping thịt và mộc nhĩ hấp dẫn. Ăn kèm cùng rau sống, nước chấm và chả ngon tuyệt cú mèo!
Bánh cuốn Cao Bằng nói riêng và Bánh cuốn nói chung là một trong những món ăn sáng phổ biến đối với người Việt Nam. Có rất nhiều loại bánh cuốn khác nhau như bánh cuốn nhân thịt, bánh cuốn chay, bánh cuốn trứng,… Ở mỗi vùng miền sẽ có những biến tấu khác nhau để giúp làm tăng hương vị, đặc trưng của món bánh cuốn. Cách nấu nước dùng bánh cuốn Cao Bằng cũng khá đặc biệt với hương vị đặc trưng.
Thông thường chúng ta thường hay thưởng thức món bánh cuốn và chấm cùng mắm tỏi chua ngọt nhưng bánh cuốn Cao Bằng lại được dùng với nước dùng ninh xương thơm phức. Cũng chính vì nét độc đáo này mà không ít người cảm thấy “lạ” đối với món ăn vùng cao này và muốn biết cách làm món bánh cuốn Cao Bằng.
Hướng dẫn cách làm bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn
Nguyên liệu làm bánh cuốn Cao Bằng
Để làm bánh cuốn nóng cho cả gia đình ăn thì nguyên liệu làm bánh cuốn bạn mua sẵn luôn tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị…..
- 200gr bột gạo tẻ Cao Bằng
- 100gr bột năng
- 1 lít nước sạch
- Mộc nhĩ
- 300gr thịt băm
- 500gr xương ống
- Măng chua Cao Bằng
- Dầu ăn hoặc mỡ động vật
- Hành lá
- Hành khô, tỏi, ớt,…
- Gia vị: đường, mắm, muối,…
Cách chọn xương heo ngon
Xương ống được dùng để ninh xương lấy nước dùng ăn kèm với bánh cuốn nóng. Để chọn được loại xương ống ngon thì bạn nên quan sát màu sắc, trạng thái của xương. Màu xương ống vẫn còn tươi, không tái nhạt, không có mùi lạ. Phần xương có độ to trung bình cỡ 2-3 đốt ngón tay. Xương ống to hơn thì dễ mua phải xương lợn nái còn nhỏ hơn thì là lợn con.
Các bước làm bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống cho vào rửa sạch loại bỏ chất bẩn còn dính trên xương
Mộc nhĩ cho vào ngâm cùng nước nóng để cho nở giúp loại bỏ chân dễ dàng hơn. Khi mộc nhĩ đã nở to bạn cắt bỏ chân, rửa sạch lại cùng với nước và băm nhỏ.
Hành lá bỏ rễ và rửa sạch, sau đó bạn cắt miếng nhỏ khoảng 1cm.
Hành khô bỏ vỏ và xắt miếng nhỏ. Sau đó, bạn cho hành vào dầu ăn để phi vàng cho thật thơm là được.
Tỏi, ớt rửa sạch và đập dập.
Bước 2: Pha bột làm bánh cuốn
Nhìn chung đối với cách pha bột làm bánh cuốn Cao Bằng và món bánh cuốn nóng thông thường không có sự khác biệt đáng kể. Nếu bạn muốn thưởng thức món bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn thì nên áp dụng phương pháp pha bột truyền thống.
- Cho 200gr bột gạo tẻ Cao Bằng trộn cùng 100gr bột năng. Trong trường hợp bạn muốn món bánh cuốn có độ mềm hơn thì cho bột năng với tỉ lệ băng ⅓ bột gạo và muốn bánh dai thì giữ nguyên tỉ lệ trên.
- Cho 1 thìa cà phê muối trắng và 2 thìa canh dầu ăn, 1 lít nước sạch đã chuẩn bị vào bột bánh cuốn trên và khuấy đều để được một hỗn hợp đồng nhất. Việc cho thêm muối sẽ giúp cho bột không bị chua và dầu ăn sẽ giúp cho bánh có độ mềm mịn, thơm.
- Sau khi pha bột bánh cuốn xong thì bạn cho bột nghỉ tối thiểu 3 đến 4 tiếng, cứ khoảng 30 phút đến 1 tiếng thì thay nước cho bột một lần. Nếu có thể bạn để cho bột nghỉ qua đêm cho bột được nở tối đa và đảm bảo được độ mịn, mềm hơn rất nhiều.
Bước 3: Xào nhân thịt
Với cách làm nhân thịt bánh cuốn Cao Bằng. Các bạn chuẩn bị 1 chảo nóng bắc lên bếp, thêm vào chút dầu. Phi thơm hành. Cho thịt xay và mộc nhĩ vào xào chung. Thêm vào gia vị vừa ăn, đảo đều cho ngấm gia vị. Bạn không nên cho quá nhiều muối để tránh khi ăn cùng nước dùng bánh sẽ bị mặn.
Tìm hiểu thêm: Cách làm gà xào sả ớt ngon chuẩn vị
Bước 4: Pha nước chấm và Làm nước lèo
Làm nước lèo ăn kèm bánh cuốn:
Nước lèo được ăn kèm với bánh cuốn Cao Bằng được đánh giá là “hồn” của món ăn cũng như đóng vai trò tạo nên sự ấn tượng, đặc sắc của món bánh. Chính vì vậy, ở công đoạn làm nước lèo này bạn cũng cần thực hiện hết sức khéo léo.
Xương cục đã chuẩn bị cho vào trần qua cùng với nước nóng để bỏ chất dư thừa, chất bẩn có trong xương.
Phi hành cho thơm và cho xương vào xào qua cho ngấm gia vị. Cho thêm nước sạch vào ninh trong khoảng 2 tiếng sẽ khiến cho nước dùng được ngọt, đậm vị, thơm hơn.
Pha nước chấm bánh cuốn:
Để pha nước chấm bánh cuốn ngon bạn thực hiện theo tỷ lệ sau. Pha 4 thìa nước sôi, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm. Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn, ớt tươi bỏ hạt cho vừa độ cay cho vào phần nước chấm vừa pha.
Tùy khẩu vị từng người có thêm mắm hoặc nước để điều chỉnh độ mặn của nước chấm.
Bước 5: Công đoạn tráng bánh cuốn
Tráng bánh cuốn tại nhà thì bạn dùng luôn chảo không dính để tráng bánh hoặc mua bộ tráng bánh cuốn loại nhỏ chuyên dùng cho gia đình. Nồi tráng bánh cuốn cần được vệ sinh sạch sẽ và cho nước sạch vào nồi nấu đến khi nước sôi thì thực hiện tráng bánh cuốn.
Sau khi chờ bột nghỉ đã được bạn hãy thay nước cho bột lần cuối. Khuấy thật đều bột lên trước khi tráng bánh. Dùng muôi múc một lượng bột vừa phải rồi dàn đều lên trên bề mặt vải tráng bánh cuốn. bạn hãy nhanh tay dàn đều bột để cho bánh được chín đều, không bị vón cục.
Bạn đậy vung nồi lại sau khoảng 40 đến 45 giây bánh chín. Dùng đũa gạt, que gạt dài bánh lấy bánh để sẵn ra mâm có quét dầu ăn. Tiếp đó, bạn hãy tráng bánh mẻ tiếp theo để đảm bảo hiệu suất liên tục.
Với bánh chín đã được lấy ra, cho nhân đã chuẩn bị trước đó cuộn đều lại và cắt miếng vừa ăn.
Bước 6: Trình bày và thưởng thức
Sau khi tráng bánh cuốn xong bạn cho ra đĩa trình bày cho thật đẹp và rắc hành khô lên phía trên. Phần nước lèo ninh xương bạn nêm nếm vừa ăn. Múc nước lèo ra bát rồi cho hành hoa, mùi tàu vào để tăng thêm hương vị. Bạn có thể ăn kèm bánh cuốn cùng rau sống, măng chua Cao Bằng đã được chuẩn bị trước đó.
>>>>>Xem thêm: Cách làm Tokbokki chuẩn vị Hàn Quốc đơn giản tại nhà
Với 6 bước hướng dẫn cách làm bánh cuốn nóng Cao Bằng trên đây giúp bạn có thể thực hiện món cuốn một cách đơn giản, dễ dàng ngay tại nhà.
Những chú ý trong cách làm bánh cuốn Cao Bằng
Có rất nhiều người làm bánh cuốn Cao Bằng nhưng hương vị không đúng lắm. Trên thực tế để có thể tạo nên được những nét riêng của bánh cuốn Cao Bằng. Nếu có dự định tham khảo cách làm bánh cuốn bán bạn cần chú ý những điều sau đây:
Dùng gạo tẻ chính gốc từ Cao Bằng
để đảm bảo hương vị của món bánh cuốn. Nếu bạn dùng gạo tẻ thông thường thì sẽ không có gì khác biệt so với món bánh cuốn bạn hay ăn. Với gạo tẻ Cao Bằng có mùi hương đặc biệt trồng trên nướng rẫy mà chỉ có vùng núi cao nơi đây mới có.
Sử dụng nồi tráng bánh cuốn để bánh mềm không bị dính
Nồi tráng bánh cuốn thì bạn mua bộ nồi tráng bánh gia đình hoặc dùng chảo không dính đều được. Nếu bạn thực hiện làm bánh cuốn Cao Bằng để kinh doanh thì bạn nên dùng nồi tráng bánh cuốn bằng điện chuyên dụng để đảm bảo hiệu suất trong quá trình thực hiện.
Thao tác chuẩn để bánh không vón cục
Lúc tráng bánh thì cần kéo léo, nhanh tay để tránh bột vón cục. Với cách làm bánh cuốn canh Cao Bằng, các bạn múc lượng bột vừa phải không quá nhiều, tránh bánh cuốn bị dày, ăn không ngon.
Ninh xương làm nước chấm
- Nước dùng ăn kèm cùng với món bánh cuốn bạn có thể chế biến như nước nấu phở để có thể điều chỉnh phù hợp với khẩu vị.
- Có thể kết hợp ninh xương làm nước chấm bánh cuốn để hương vị đậm đà và nhiều chất dinh dưỡng
- Ăn kèm món bánh cuốn Cao Bằng cùng với măng chua ngâm cùng quả móc mật để làm tăng hương vị cho bánh. Thêm chút rau sống tươi mát hơn cho món ăn
Trên đây là hướng dẫn làm bánh cuốn Cao Bằng và những lưu ý giúp bạn chế biến được món bánh “ăn là mê” cho gia đình của bạn.