Việc ngâm khoai tây trong nước trước khi chế biến không chỉ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho món ăn mà còn tránh sự cố nguy hiểm về sức khỏe.
Bạn đang đọc: Tại sao nên ngâm khoai tây trước khi chế biến
Khoai tây là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngoài ra, trong khoai tây còn có tinh bột kháng hoạt động giống như chất xơ hòa tan, mang lại cảm giác no giúp bạn ăn ít hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Nếu chế biến và sử dụng sai cách, khoai tây có thể gây hại cho sức khỏe và ngược lại. Đó là lý do tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến. Việc này tuy vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích quan trọng.
Tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến?
Thực tế, khoai tây luôn chứa một lượng nhất định solanin – chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể. Chất này tồn tại nhiều hơn ở những củ khoai tây có vỏ đã chuyển sang màu xanh và củ đã mọc mầm.
Việc gọt vỏ và ngâm khoai tây trước khi chế biến là cách đơn giản để làm giảm hàm lượng chất độc có hại này.
Tìm hiểu thêm: Thèm chảy nước miếng với cơm lươn nướng kiểu Nhật
>>>>>Xem thêm: Cách làm ếch kho ớt chuông ngon khó cưỡng
Tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến? Đây là cách giúp giảm lượng chất độc solanin. (Ảnh: Istock)
Sau khi gọt vỏ, bạn nên ngâm khoai tây trong nước ít nhất nửa tiếng trước khi nấu để chất solanin phân hủy trong nước, sau đó bạn rửa lại bằng nước sạch là được.
Ngoài ra, việc ngâm khoai tây vào nước sau khi gọt vỏ cũng là cách giúp khoai tây giữ được màu vàng và trông tươi hơn. Khoai tây sau khi gọt vỏ nếu ở ngoài không khí thì lớp tinh bột trên bề mặt sẽ phản ứng với không khí và ánh sáng tạo ra màu thâm đen. Đây cũng là một lý do tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến.
Lưu ý khi bảo quản khoai tây
Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản khoai tây và giữ chúng không bị biến chất trong nhiều tháng, bạn cần hiểu rõ những yếu tố chính khiến nó hư hỏng, đặc biệt là ánh sáng.
Bình thường, hàm lượng solanine trong vỏ và thịt khoai tây rất thấp. Tuy nhiên, khi khoai tây xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng như mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh, lượng solanine tăng mạnh.
Chất độc này tăng lên rất nhiều khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng, vì thế bạn cần bảo quản khoai tây trong bóng tối.
Nhiệt độ và không khí cũng ảnh hưởng đến chất lượng khoai tây. Nhiệt độ khoảng 7,2-10 độ C giúp khoai tây duy trì tình trạng tốt nhất. Nếu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5, 6 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển hóa thành đường, ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của nó.
Một số lưu ý khác khi bảo quản khoai tây
- Không nên rửa khoai tây trước khi bảo quản: Đừng nghĩ rằng việc loại bỏ lớp bụi đất ở bên ngoài củ khoai là hợp vệ sinh, thực tế nó sẽ làm gia tăng sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
- Không để chung khoai tây với hành tây: Khoai tây sẽ được kích thích nảy mầm do chất ethylene mà hành tây giải phóng ra.
Nhiều người cho rằng chỉ cần bỏ những mắt mầm khoai tây mọc lên, hoặc gọt bỏ phần vỏ xanh khoai tây và nấu chín sẽ không sao. Nhưng solanine là loại chất khó bị phân hủy bởi nhiệt, cho dù hấp, luộc hoặc chiên cũng không làm giảm đi lượng chất độc quá nhiều.
Vì vậy, khi chọn khoai tây bạn nên chọn những quả màu sắc vàng đều, không bị nảy mầm, sờ vào chắc và vỏ mịn. Môi trường bảo quản khoai tây cũng cần chú ý, để khoai ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Theo VTC