Cơm cháy chả bông vốn là cách “cấp cứu” cho phần cơm còn thừa, khó ăn trong nồi, nhưng nhờ sự kết hợp tài tình giữa các gia vị mà đây trở thành món ăn vặt được yêu thích số một. Hãy thử học cách làm món cơm cháy đúng chuẩn, từ phần cơm cho đến nước mắm chấm ăn kèm dưới đây nào!
Bạn đang đọc: Cách làm cơm cháy chà bông chan mỡ hành cực ngon
Nguyên liệu:
– 250g gạo nếp
– 250g gạo tẻ
– 100g chà bông
– Hành lá
– Dầu ăn
– Gia vị: nước mắm, đường, nước chanh, ớt bột, hạt nêm
– Dụng cụ: Khay, lò nướng
Cách làm cơm cháy chà bông mỡ hành
Bước 1:
– Trộn 2 loại gạo với nhau, vo sạch và cho vào nồi cơm điện, đổ nước vừa sấp mặt gạo, cho vào 1 muỗng cafe (khoảng 5g) hạt nêm, khuấy đều rồi nấu chín cơm.
Bước 2:
– Cơm chín, để hơi nguội, múc ra khay dàn đều, bọc màng bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm, làm như vậy sẽ giúp cơm se lại, dễ sấy và tiết kiệm thời gian sấy.
Bước 3:
– Lấy cơm ra cắt thành miếng to khoảng bằng bàn tay và cho vào lò sấy từ 30 – 40 phút ở 100 độ C cho cơm khô hoàn toàn, nếu không có lò nướng thì bọc màng bọc thực phẩm rồi đem đi phơi nắng từ 1-2 ngày cho cơm khô lại.
Bước 4:
– Đun chảo dầu nóng, hạ lửa nhỏ rồi cho từng miếng cơm vào chiên giòn đều 2 mặt, vớt ra cho lên giấy thấm dầu.
Tìm hiểu thêm: Top 10 quán thịt xiên nướng ở Hà Nội ăn là nghiền
Bước 5:
– Pha nước mắm: 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe nước cốt chanh và 1 muỗng cafe ớt bột.
Lưu ý: Bạn nên thắng đường cho hơi dẻo rồi mới pha với nước mắm, cách này sẽ giúp mỡ hành, chà bông bám trên cơm tốt hơn.
Bước 6:
– Bắc chảo dầu nóng, thả hành lá xắt nhỏ vào và tắt bếp, lấy ra khi dầu còn đang sôi.
Bước 7:
– Lấy miếng cơm ra quết 1 lớp nước mắm lên mặt, sau đó đến 1 lớp mỡ hành và rắc chà bông lên trên.
Thông thường bạn có thể tận dụng luôn cơm nguội để làm cơm cháy, nhưng với cách kết hợp 2 loại gạo này, miếng cơm sẽ giòn và đậm vị hơn:
>>>>>Xem thêm: Da đẹp, dáng xinh với sinh tố dứa sữa chua mát lịm
1 miếng cơm có đủ vị giòn, mặn, chua, cay, ăn vào ngày mưa thì hết ý luôn!
Chúc các bạn thành công!
Theo Tri Thức Trẻ