Mâm cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu những lễ vật này

Mâm cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu những lễ vật này

Mâm cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp thường được các gia đình rất chú trọng, là một cách để thể hiện lòng thành kính, mong các Táo về chầu được suôn sẻ.

Bạn đang đọc: Mâm cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu những lễ vật này

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ tiễn ông Công ông Táo về trời. Trong ngày này, Táo Quân sẽ lên thiên đình báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế nên còn được gọi là ngày Tết ông Công.

Được biết, Táo Quân gồm 3 người hai táo ông và một táo bà, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, các Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trông năm của từng người trong gia đình. Vì thế, trong ngày này, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

Theo chuyên gia phong thủy: “Trong cuộc sống hiện đại việc các gia đình mua sắm các lễ vật để cúng ông Công ông Táo ngày càng đa dạng”.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này mỗi lễ vật tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình chứ không nên bày vẽ quá tốn kém.

Mâm cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu những lễ vật này

Mâm cúng ông Công ông Táo tùy vào điều kiện của từng gia đình (Ảnh minh họa)

Các lễ vật cúng Táo Quân

– Mũ ông Công ba chiếc trong đó hai mũ dành cho các ông Táo (có hai cánh chuồn) và mũ dành cho Táo bà (không có cánh chuồn).

– Một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy

– Ba con cá chép sống để các ông và bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

– Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy vào điều kiện gia chủ

Bên cạnh đó, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cũng đưa ra lưu ý đối với các gia đình lựa chọn lễ vật cúng ông Công ông Táo. Khi mua mũ áo cần lưu ý màu sắc hay hia của ông Công thay đổi theo ngũ hành (Tức Kim – Mộc – Thủy – Hỏa- Thổ).

Tìm hiểu thêm: Cách nấu lẩu đuôi bò thuốc bắc đậm đà chuẩn vị nhà hàng

Mâm cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu những lễ vật này

>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh sừng bò (croissant) thơm ngon tại nhà

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo phổ biến nhất

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc
  • 1 bát canh mọc
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống) 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Ngoài ra, các bà nội trợ có thể thay thế thịt bằng gà luộc, xôi vò, bánh chưng, nem rán…

Hy vọng, những lưu ý về các lễ vật cần có trong mâm cúng ông Công ông Táo sẽ giúp gia đình bạn có được một mâm cúng hoàn chỉnh nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *